July 2017
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay
Đại số 11 phương trình lượng giác thường gặp

Bài tập về một số phương trình lượng giác cơ bản thường gặp. Nói là thường gặp cho nó oai vậy thôi chứ có gặp phương trình nào ngoài mấy dạng "thường gặp" này đâu bài tập. Mấy dạng phương trình lượng giác này cũng không khó lắm đâu, nhìn một lần là biết cách giải à (biết cách thôi nha chứ chưa chắc đã giải đượcbài tập toán). Ad sẽ đưa ra 3 dạng phương trình lượng giác thường gặp và cách giải để các member làm bài tập nhưng trước khi giải thì phải chuẩn bị kiến thức
  • Các kiến thức cần có trong não hoặc có thể xem sgkđại số 11
    1. Tập xác định của hàm số
    2. Kĩ năng giải phương trình lượng giác cơ bản
    3. Các công thức lượng giác
    4. 8 hằng đẳng thức cơ bản (lớp 8 có 7 cái nhưng lên lớp 10 thành 8 cái rồi)
    5. Kĩ năng giải các phương trình bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4,...
    6. Chu kì tuần hoàn của giá trị lượng giác
  • Cách giải các phương trình lượng giác bậc hai
    1. Phương trình lượng giác bậc 2 có dạng $$a{x^2} + \,bx + c = 0$$ với x là các giá trị lượng giác, a và b là tham số
    2. Tìm tập xác định (nếu cần)
    3. Phương trình dạng này dễ lắm, giải i chang cách giải phương trình bậc 2
  • Cách giải phương trình lượng giác bậc nhất đối với sin và cosin
    1. Phương trình lượng giác bậc đối với sin và cosin có dạng $$a\sin x + b\cos x = c$$
    2. Tìm tập xác định (nếu thiếu)
    3. Biến đổi phương trình về dạng $$\begin{array}{l} a\sin x + b\cos x = c\\ \Leftrightarrow \frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\sin x + \frac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\cos x = \frac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} \end{array}$$
    4. Dựa vào công thức cộng đã học $$\begin{array}{l} \sin (a + b) = \sin a\cos b + \sin b\cos a\\ \sin (a - b) = \sin a\cos b - \sin b\cos a\\ cos(a + b) = co{\mathop{\rm s}\nolimits} a\cos b - \sin b\sin a\\ cos(a - b) = co{\mathop{\rm s}\nolimits} a\cos b + \sin b\sin a \end{array}$$
    5. Thực hiện biến đổi để có công thức phù hợp $$\begin{array}{l} \frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \sin y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,or\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \cos y\\ \frac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \sin y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,or\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \cos y \end{array}$$
    6. Dùng kiến thức giải phương trình lượng giác cơ bản để tìm ra kết quả
  • Các giải phương trình lượng giác bậc hai đối với sin và cos
    1. Phương trình lượng giác bậc hai đối với sin và cos có dạng $$a{\sin ^2}x + b\sin x\cos x + {\cos ^2}x = c$$
    2. Xét 2 trường hợp $$\begin{array}{l} TH1:\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\cos x = 0\\ TH2:\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\cos x \ne 0 \end{array}$$ 
    3. Trường hợp $\cos x \ne 0$ thì biến đổi phương trình về dạng $$\begin{array}{l} \,\,\,\,\,a{\sin ^2}x + b\sin x\cos x + c{\cos ^2}x = d\\ \Leftrightarrow a\frac{{{{\sin }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}}\,\,\, + \,\,\,b\frac{{\sin x\cos x}}{{{{\cos }^2}x}}\,\,\, + \,\,\,c\frac{{{{\cos }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}} = \frac{d}{{{{\cos }^2}x}}\\ \Leftrightarrow a{\tan ^2}x + b\tan x + c = d({\tan ^2} + 1) \end{array}$$
    4. Giải phương trình lượng giác bậc 2 đối tan
  • Tài liệu gồm
    1. Bài tập phương trình lượng giác bậc hai
    2. Bài tập phương trình lượng giác bậc nhất đối với sin và cos
    3. Bài tập phương trình lượng giác bậc hai đối với sin và cos

Bài tập một số phương trình lượng giác thường gặp

Nói chung thì bài tập  phương trình lượng giác đại số 11 cũng dễ thôi cứ áp dụng các bước trên mà làm theo là ok. Có chỗ nào khó hiểu trong bài viết thì comment để ad support nhé. Vào forum Fezn Plus để trao đổi bài tập cùng mọi người nào. Nếu như trong quá trình sử dụng blog bạn gặp bất cứ lỗi gì, ví dụ như bị lỗi blog load chậm, hay là không truy cập vào được một trang nào đó, không biết dùng blog... thì bạn vui lòng thông báo với mình tại đây nhé. Thanks !
Share bài tập toán đại số
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay
Bài tập đại số 11 phương trình lượng giác cơ bản

Một số bài tập phương trình lượng giác cơ bản. Nói cơ bản cho nó to vậy thôi chứ khó bỏ m*. Phải nhớ nhiều kiến thức lớp 10 và 11 nè, phải biết cách gộp nghiệm nè, phải nhớ chu kì tuần hoàn của giá trị lượng giác,...bla...bla. Ad sẽ đi từng kiến thức để cho các bạn nhớ xơ xơ  (muốn nhớ cả múi thì làm bài tập nhiều)
  • Kiến thức cần nhớ 
    1. Tìm tập xác định
    2. Tập giá trị của sin x, cos x, tan x, cot x
    3. Công thức nghiệm của phương trình sin x = a $$\left[ \begin{array}{l} x = \pi - \alpha + k2\pi \\ x = \alpha + k2\pi \end{array} \right.k \in Z$$
    4. Công thức nghiệm của phương trình cos x = a $$x =  \pm \alpha  + k2\pi \,\,\,\,\,k \in Z$$
    5. Công thức nghiệm của phương trình tan x = a $$x = \alpha  + k\pi \,\,\,\,\,\,k \in Z$$
    6. Công thức nghiệm của phương trình cot x = a $$x = \alpha  + k\pi \,\,\,\,\,\,k \in Z$$
    7. Phương trình tích $$A.B = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} A = 0\\ B = 0 \end{array} \right.$$
  • Cách giải phương trình lượng giác
    1. Dựa vào tập giá trị xét xem phương trình vô nghiệm hay có nghiệm
    2. Tìm tập xác định nếu.... xem tiếp
    3. Phương trình lượng giác cơ bản có dạng m(x) = b (với m là một trong 4 giá trị lượng giác mà đề bài cho)
    4. Thực hiện biến đổi $b = m(\alpha )$ Ví dụ: $\frac{{\sqrt 2 }}{2} = \cos \frac{\pi }{4}$
    5. Nếu giá trị lượng giác của b là số lẻ (ví dụ: $\frac{1}{3} = \sin (0,3398369095)$) thì các bạn viết $b = {\mathop{\rm arcm}\nolimits} (\alpha )$
    6. Bước còn lại là viết công thức nghiệm của phương trình thôi
    7. Lưu ý: các công thức trên là áp dụng cho các phương trình có $\pi $ còn phương trình lượng giác có (độ) thì cũng làm như vậy thay giá trị bằng (độ) thôi. Hoặc là chuyển hết từ độ sang $\pi $
Nhớ là khi viết các họ nghiệm thì phải có điều kiện $k \in Z$ . Trong bài tập có nhắc đến công thức hạ bậc, các bạn nghe có vẻ lạ. Nhưng không hề lạ đâu, mình sẽ chỉ cho các bạn cách biến đổi để tìm ra công thức hạ bậc $$\begin{array}{l} \cos 2a = 2{\cos ^2}a - 1\\ \Leftrightarrow {\cos ^2}a = \frac{{\cos 2a + 1}}{2} \end{array}$$
Các bạn tự chứng minh các công thức còn lại 

Bài tập phương trình lượng giác cơ bản đại số 11

Bài tập phần này nghe có vẻ hơi khó khăn nhỉ  các bạn cứ làm từ từ từng bước, áp dụng các công thức cơ bản mà mình đã nói ở trên và tất cả các công thức lượng giác đã học
Mình cũng đã nói trong các bài đăng trước, mọi người cảm thấy bài tập khó là do các bạn chưa thuộc hết các công thức đã học (nếu thuộc hết hết mà vẫn không làm được bài thì cái đó là do bạn không biết cách sử dụng đúng nơi và đúng lúc). 
Nếu có thắc mắc về bài viết, cách chứng minh công thức hạ bậc, .... bla....bla thì các bạn hãy comment ở dưới ad sẽ support, còn thắc mắc về bài tập thì comment ở dưới cũng được hoặc là vào diễn đàn Fezn Plus để nhận được sự giúp đỡ nhanh nhất từ cộng đồng. 
Nếu như trong quá trình sử dụng blog bạn gặp bất cứ lỗi gì, ví dụ như bị lỗi blog load chậm, hay là không truy cập vào được một trang nào đó, không biết dùng blog... thì bạn vui lòng thông báo với mình tại đây nhé. Thanks !
phương trình lượng giác cơ bản
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay
bài tập tính chẵn lẻ của hàm số đại số 11 chương hàm số lượng giác

Bài tập xét tính chẵn lẻ của hàm số lượng giác. Xét tính chẵn lẻ của hàm số lượng giác cũng giống như xét tính chẵn lẻ của hàm số mà chúng ta đã học ở lớp 10. Nhưng trong chương lượng giác của đại số 11 thì xét tính chẵn lẻ của hàm số có liên quan tới các giá trị lượng giác. Chỉ có khác như vậy thôi chứ chẳng khác gì nữa đâu Ad có mấy lời lưu ý khi làm bài tập này như sau
  • Các kiến thức cần lấy trong sách giáo khoa ( lấy trong sách nào coi cũng được)
    1. Các công thức về cung liên kết
    2. Tập xác định của hàm số lượng giác
    3. Hàm số chẵn y = cos x
    4. Hàm số lẻ y = sin x, y = tan x, y = cot x
  • Cách xét tính chẵn lẻ của hàm số xem lại tại đây. Đã nói làm như bình thường rồi mà cứ hỏi 

Bài tập xét tính chẵn lẻ của hàm số lượng giác

Có mấy bài đó thôi à, dạng này ad thấy cũng không khó mấy nên làm vừa vừa thôi Cần hỗ trợ thì cứ comment ở dưới nhé hoặc vào diễn đàn để có câu trả lời nhanh nhất. Nếu như trong quá trình sử dụng blog bạn gặp bất cứ lỗi gì, ví dụ như bị lỗi blog load chậm, hay là không truy cập vào được một trang nào đó, không biết dùng blog... thì bạn vui lòng thông báo với mình tại đây nhé. Thanks !
tính chẵn lẻ của hàm số lượng giác
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay
hàm số lượng giác 11
Bài tập tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác. Dạng bài tập tìm max - min của hàm số lượng giác có kết quả  phụ thuộc vào các giá trị lượng giác. Từ sự phụ thuộc vào các giá trị lượng giác đó thì các bạn mới có thể biết cách tìm max - min của hàm số lượng giác, biết là vậy nhưng đừng tưởng dễ "ăn" nhá, "ăn" nó coi chừng rớt răng đấy  Ad sẽ chia sẽ cho các bạn một số kinh nghiệm khi làm bài tập tìm GTLN - GTNN.
  • Kiến thức cần nhớ để xài
    1. Tìm tập xác định của hàm số lượng giác
    2. Tập giá trị của các giá trị lượng giác
    3. Các công thức lượng giác
    4. Tính chất của bất đẳng thức
  • Tập giá trị của các giá trị lượng giác sin và cos
    1. $- 1 \le \sin x \le 1\,\,\,\forall x \in R$
    2. $- 1 \le \cos x \le 1\,\,\,\forall x \in R$
  • Cách giải bài toán tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số lượng giác
    1. Tìm tập xác định của hàm số nếu .... xem tại đây
    2. Dựa vào tập giá trị của các giá trị lượng giác để tìm max - min của hàm số
    3. Thực hiện các phép biến đổi cộng, trừ, nhân, chia, gì gì đó mà tìm ra kết quả cuối cùng
Lúc đầu mới gặp dạng bài tập này ad cũng thấy hơi bất ngờ, ad mới nghĩ "dạng này chưa gặp bao giờ thì làm thế đ** nào đây", nhưng sau một hồi suy nghĩ  ad nhận ra rằng "nó không khó chỉ là không đơn giản thôi"

Bài tập tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác

Mình biết tại sao các bạn lại nói "bài tập này khó, bài tập thầy (cô) ra khó như ăn cháo, ...bla...bla". Ai muốn biết thì comment ở dưới. Làm bài tập mà làm một "mình" thì hơi chán phải không mọi người? Học nhiều "mình" thì mới dễ làm bài tập "vì đó" hãy tham gia vào forum Fezn Plus để làm bài với những người lạ hoặc vào để chém gió. 200 lượt share FBook và 100 lượt share Gâu Gồ ad sẽ post câu trả lời cho bài bài tập tìm giá trị lớn nhất giá trị nhỏ nhất của hàm số. Nếu như trong quá trình sử dụng bạn gặp bất cứ lỗi gì, ví dụ như, blog load chậm, hay là không truy cập vào được một trang nào đó, không hiển thị tài liệu,... thì bạn vui lòng thông báo với mình nhé. Thanks !
tìm max m-n của hàm số lượng giác 11
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay
Tìm tập xác định của hàm số lượng giác 11
Bài tập chuyên đề tìm tập xác định của hàm số lượng giác chương 1 đại số 11. Chương đầu tiên trong chương trình đại số 11, chương này sử dụng toàn bộ các công thức lượng giác đã học trong đại số 10 vì vậy các bạn cần xem lại các công thức đó. Tập xác định thì các bạn đã làm nhiều rồi cho nên ad sẽ không nói lý thuyết nữa. Có một số điểm nhấn các bạn cần lưu ý khi tìm điều kiện xác định của hàm số lượng giác
  • Khi nào cần tìm tập xác định (điều kiện) của hàm số lượng giác?
    1. Khi phương trình có ẩn nhưng ta chưa xác định được tập xác định của ẩn
    2. Khi phương trình lượng giác có ẩn nằm ở mẫu
    3. Khi phương trình lượng giác có ẩn ở trong căn bậc hai
    4. Khi phương trình lượng giác có các giá trị tan hoặc cotan
  • Cách tìm tập xác định của hàm số lượng giác
    1. Nếu hàm số có các giá trị lượng giác nằm ở mẫu $\frac{m}{A}$ thì A $\ne $ 0
    2. Nếu hàm số có các giá trị lượng giác trong căn bậc hai $\sqrt A $ thì  A ≥ 0
    3. Nếu hàm số có các giá trị lượng giác nằm ở trong căn bậc hai và ở dưới mẫu số $\frac{m}{{\sqrt A }}$ thì giá trị lượng giác A  > 0
  • Các giá trị lượng giác cơ bản - đơn giản - dễ nhớ
    1. $\sin x=1\Leftrightarrow x=\frac{\pi}{2}+k2\pi$
    2. $\sin x=-1\Leftrightarrow x=-\frac{\pi}{2}+k2\pi$
    3. $\sin x=0\Leftrightarrow x=k\pi$
    4. $\cos x=1\Leftrightarrow x=k2\pi$
    5. $\cos x=-1\Leftrightarrow x=\pi+k2\pi$
    6. $\cos x=0\Leftrightarrow x=\frac{\pi}{2}+k\pi$
  • Tập xác định của sin x. Ta có $1 \ge \sin x \ge  - 1$ $\forall x \in R$
    1. $\sin x\le1 \Leftrightarrow x\in\mathbb{R}$
    2. $\sin x<1 \Leftrightarrow \sin x\ne 1$
    3. $\sin x>-1 \Leftrightarrow \sin x\ne -1$
    4. $\sin x\ge-1 \Leftrightarrow x\in\mathbb{R}$
  • Tập xác định của cos x cũng tương tự
  • Tập xác định khi phương trình có giá trị tan hoặc cotan
    1. Ta có $\tan x = \frac{{\sin x}}{{\cos x}}$ do đó tập xác định của tan x là $\cos x \ne 0$
    2. Ta có $\cot x = \frac{{\cos x}}{{\sin x}}$ do đó tập xác định của cot x là $\sin x \ne 0$

Tìm tập xác định của hàm số

Tìm tập xác định của hàm số lượng giác giống như là giải phương trình lượng giác chứ có gì đâu hàm số lượng giác. Có thắc mắc thì cứ comment ở dưới ad sẽ giải đáp. Các bạn hãy tham gia vào diễn đàn Fezn Plus để chia sẻ học tập với mọi người. Đến bao giờ đủ 200 lượt share FBook và 50 lượt share Gâu Gồ ad sẽ post đáp án. Nếu như trong quá trình sử dụng bạn gặp bất cứ error gì, ví dụ như không truy cập vào được một trang nào đó, các công thức không hiển thị,... thì bạn vui lòng thông báo với mình nhé. Thanks !
đại số 11 tìm tập xác định của phương trình lượng giác
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay

CHỨNG MINH ĐẲNG THỨC VECTO

chứng minh đẳng thức vecto hình học 10 fezn plus
Bài tập chứng minh đẳng thức vectơ. Loại bài tập khó chịu và đau đầu nhất của chương vectơ trong hình 10. Nhưng khó không là vấn đề, cứ ứng dụng những điều cơ bản nhất đã học được để làm bài thì bài tập sẽ trở nên dễ dàng. Để giải quyết dạng bài tập này thì ad có một số câu hỏi để các bạn có thể hiểu được cách làm bài tập chứng minh đẳng thức vectơ:
  • Kiến thức cơ bản cần nhớ là gì?
    1. Các vectơ đối nhau 
    2. Hiệu của hai vectơ 
    3. Quy tắc 3 điểm 
    4. Quy tắc 4 điểm (hình bình hành) 
    5. Trung điểm của đoạn thẳng 
    6. Trọng tâm của tam giác  
  • Cách chứng minh đẳng thức vectơ?
    1. Dạng bài toán có đề bài yêu cầu chứng minh trực tiếp đẳng thức 
      • Xác định cần chứng minh VT = VP hay VP = VT
      • Tìm xem vế cần chứng minh còn thiếu điểm nào so với vế còn lại hoặc có thể tự cho thêm điểm mới.
      • Thực hiện chèn các điểm còn thiếu đó vào các vectơ (quy tắc 3 điểm)
      • Sử dụng các kiến thức cơ bản ở trên để thực hiện loại rút gọn vế cần chứng minh
    2. Dạng bài toán cho nhiều dữ liệu và yêu cầu chứng minh đẳng thức
      • Vẽ hình theo yêu cầu cho dễ chứng minh ấy mà (có thể không vẽ nếu bạn có level cao vectơ)
      • Thực hiện tương tự các bước ở "Dạng bài toán có đề bài yêu cầu chứng minh trực tiếp đẳng thức"
Đọc xong nhiêu đây lý thuyết thì làm hết các bài tập trong sách rồi làm bài tập trên blog Fezn Plus. Không thôi lại kêu ad ra bài gì mà khó quá
Cách làm bài tập chứng minh đẳng thức là như vậy nhưng nếu không làm nhiều về dạng bài tập này thì bạn mất rất nhiều thời gian để có thể làm được thậm chí là không làm được. Khi nào rãnh thì ad sẽ chia sẽ tips để làm nhanh các bài tập chứng minh đẳng thức vecto. 70 share Gâu Gồ và 200 share Fbook thì admin sẽ post đáp án. Thông báo cho ad nếu các bạn gặp sự cố trên blog, thanks các bạn đã xem bài viết. 
fezn plus bài tập chứng minh đẳng thức vecto có lời giải
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay

BÀI TẬP LÀM QUEN VỚI VECTO

CÁC ĐỊNH NGHĨA VECTO HÌNH HỌC 10
Một số bài tập làm quen với khái niệm vecto lớp 10. Một khái niệm có thể nói là rất mới đối với các bạn. Lúc đầu ad cũng hơi khó hiểu nhưng mà "nước chảy đá mòn" nên giờ có kinh nghiệm rồi bài tập Thực ra thì nó cũng khá đơn giản nhưng do hàng mới nên các bạn không chịu hiểu thôi. Không hiểu thì ad sẽ đưa ra một số câu hỏi để có thể hiểu cơ bản nhất có thể về vectơ 
  • Vectơ là gì? 
    1. Là một đoạn thẳng có hướng Vecto Nói đơn giản là bạn bước từ A đến B. AB là một đoạn thẳng và bạn đã xác định là bước từ A đến B. Vậy thì A là điểm xuất phát B là điểm đích và có hướng đi về phía B.
    2. Kí hiệu   . Quy định viết vectơ: A là điểm xuất phát, B là điểm đích
  • Vectơ cùng phương ? Vectơ cùng hướng ?
    1. Vectơ cũng là một đoạn thẳng nhưng mà kí hiệu khác thôi. Cho nên 2 vectơ gọi là cùng phương khi chúng song song với nhau hoặc các vectơ cùng nằm trên một đường thẳng
    2. Khi 2 vectơ cùng phương và chỉ cùng hướng thì gọi là vectơ cùng hướng. Ngược hướng thì gọi là vectơ ngược hướng
  • 3 điểm thẳng hàng
    1. 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì thẳng hàng
    2. 3 điểm A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi  cùng phương với 
  • Hai vectơ bằng nhau khi có 3 yếu tố
    1. Khi có cùng độ dài ( điều hiển nhiên)
    2. Khi có cùng phương
    3. Khi có cùng hướng
    4. Sau này khi nói 2 vectơ bằng nhau là đã nói lên cả 3 yếu tố trên
  • Vectơ không kí hiệu là  không được viết là 0

Bài tập mở màn để làm quen với vectơ trong hình học lớp 10. Kể từ khi bạn "add friend" với vectơ thì bạn sẽ gặp bạn ấy liên tục trong toán hình. Cho nên làm quen cho kĩ vào nha. Ad sẽ post đáp án khi đủ 100 lượt share Fbook và 30 lượt share Gâu Gồ. Trong lúc chờ đợi thì vào đây lai rai hỏi bài mọi người. Nếu có lỗi trên blog thì các bạn nhớ báo cho ad biết nha (comment hay ib gì cũng được)
hình học 10 vectơ
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP XÁC ĐỊNH PARABOL

CÁCH XÁC ĐỊNH PARABOL BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI FEZN PLUS
Bài tập xác định parabol chương hàm số đại số 10. Bài tập chuyên đề xác định parabol chủ yếu là để các bạn nhớ các kiến thức đã học, tăng thêm kĩ năng sử dụng linh hoạt các công thức để giải bài toán. Nên nhớ ở chương trình đại số cơ bản thì không có bài tập khó mà chỉ là do bạn chưa có khả năng nhớ và sử dụng đúng công thức. Để làm bài tập chuyên đề parabol thì ad có một số câu hỏi cơ bản để làm bài tập như sau:
  • Các kiến thức cần nhớ
    1. Xác định tọa độ của đỉnh parabol
    2. Xác định trục đối xứng
    3. Xác định tọa độ các giao điểm
    4. Trục hoành Ox : y = 0 Điểm thuộc trục hoành có tọa độ (x; 0)
    5. Trục tung Oy : x = 0 Điểm thuộc trục tung có tọa độ (0; y)
    6. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ y = ax (a khác 0)
  • Cách làm bài tập xác định parabol
    1. Ghi các công thức liên quan tới parabol ra nháp
    2. Đọc đề bài và thay số vào công thức
    3. Có tọa độ điểm thì cứ thế vào phương trình parabol
    4. Gom các công thức chứa các ẩn thành hệ phương trình  và tìm nghiệm
    5. Lưu ý đa số các hệ phương trình đều phải có 3 phương trình. Trừ một số trường học đã biết được 1 trong 3 ẩn
    6. Từ tọa độ của đỉnh là ta có thể lập được 2 phương trình

Đây là bài tập cuối cùng của chương hàm số. Các bạn đã học được gì trong chương hàm số của toán lớp 10. Hãy cùng ad điểm danh các kiến thức đã học được nhé
  1. Tìm tập xác định của hàm số (cấm quên khi giải phương trình)
  2. Tính đơn điệu của hàm số
  3. Tính chẵn lẻ của hàm số
  4. Xác định tọa độ đỉnh parabol
  5. Xác định trục đối xứng của parabol
Ai có thắc mắc thì gỡ mắc bằng cách comment ở dưới hoặc vào forum để gỡ mắc nha. Đáp án sẽ được post khi đủ 200 lượt share FBook và 100 lượt share anh Gâu Gồ. Nếu có lỗi hiển thị trên web thì nhớ báo cho ad nha, cảm ơn nhiều
Fezn plus bài tập parabol
Trắc nghiệm toán, vật lí, hóa học. Cách bấm máy tính casio giải toán. Chia sẻ những kinh nghiệm hay

HÀM SỐ BẬC NHẤT

BÀI TẬP HÀM SỐ BẬC NHẤT CÓ LỜI GIẢI FEZN PLUS
Bài tập hàm số bậc nhất y = ax + b đại số 10. Thực ra thì đây chỉ là bài tập ôn lại kiến thức của cấp 2 thôi chủ yếu là tạo ra khả năng suy luận cho các bạn, không suy luận được thì học thuộc lý thuyết chứ biết sao giờ.  Để cho các bạn có khả năng suy luận mà không cần học bài thì ad sẽ đưa ra một số câu hỏi để các bạn hiểu được hàm số y = ax + b là cái quái gì
  1. Điều kiện để tồn tại hàm số? - Khi a ≠ 0 Chứ a = 0 thì nó trở thành hàm số khác rồi
  2. Khi nào thì hàm số bậc nhất đồng biến? nghịch biến? 
    1. a > 0 thì hàm số đồng biến
    2. a < 0 thì hàm số nghịch biến
    3. Nếu không nhớ thì lấy  2 giá trị X1 và X2 bất kì thế vào hàm số 
      1. Nếu X1 < X2 và Y1 < Y2 thì hàm số đồng biến
      2. Nếu X1 < X2 và Y1 > Y2 thì hàm số nghịch biến
  3. Cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b
    1. Nối điểm có tọa độ (0;b) với điểm ( -b/a; 0) thì ta có đồ thị hàm số bậc nhất
    2. Nếu không nhớ lý thuyết thì các bạn làm như sau
      1. Cho x = 0 => y = b ta được điểm có tọa độ (0;b) 
      2. Cho y = 0 => x = -b/a ta được điểm có tọa độ ( -b/a; 0)
      3. Nối 2 điểm này lại ta có đồ thị hàm số y = ax + b
  4. Cách tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng y = ax + b và đường thẳng y = cx + d
    1. Lập hệ phương trình  
    2. Nghiệm của hệ chính là giao điểm, vô nghiệm là không có giao điểm
  5. Cách tìm tọa độ giao điểm của 3 đường thẳng y = ax + b ; đường thẳng y = cx + d và đường thẳng y = mx + z ( m là tham số cần tìm)
    1. Lấy hai đường thẳng bất kì và thực hiện cách làm giống câu hỏi số 4
    2. Thế tọa độ tìm được vào đường thẳng chứa ẩn m
  6. Bài toán xác định tham số a, b của hàm số y = ax + b
    1. Đi qua điểm (x, y) và song song với y = cx + d => a = c, thế x, y tìm b
    2. Cắt đường thẳng y = cx + d tại điểm có tọa độ (x, y) => Thế x, y vào 2 phương trình và tìm a,b
    3. Các dạng còn lại cứ cắt tại đâu thì thế tọa độ vào là tìm được
Từ các cách làm trên các bạn ứng dụng thêm một số kiến thức của  toán lớp 10 vào để phù hợp với chương trình cấp 3
Cách làm cơ bản là như vậy, đó có thể gọi là nguyên lí hoạt động của bài làm. Khi học chương trình toán 10 các bạn sẽ có các cách làm đơn giản hơn nhiều. Nếu có lỗi hoặc sai sót thì các bạn comment hoặc inbox cho ad. Bài tập hàm số bậc nhất chỉ có vậy thôi đó, tất cả các dạng toán đã được tổng hợp lại. Đáp án bài tập hàm số bậc nhất y = ax + b ad sẽ post khi đủ 300 lượt share Fbook và 200 lượt share anh Gâu Gồ. Tham gia vào forum để tìm helper từ mọi người nhé
bài tập hàm số y = ax + b, share bài viết Fezn Plus