BÀI TẬP MỆNH ĐỀ ĐẠI SỐ 10
Chương 1 bài tập về mệnh đề. Có khi nào các bạn đã tự suy nghĩ ra câu hỏi về bài học trong lúc soạn bài chưa hay chỉ là "người ta nói sao thì mình nghe vậy"?. Các câu hỏi trong bài mệnh đề như: Mệnh đề là gì? Thế nào là mệnh đề chứa biến? Phủ định của một mệnh đề là như thế nào? Tại sao lại có mệnh đề kéo theo? Mệnh đề đảo? Sự liên hệ giữa mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo và mệnh đề tương đương? Khi nào dùng kí hiệu ∀ khi nào cần xài ∃ ?
LÝ THUYẾT MỆNH ĐỀ
- Mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc một câu khẳng định sai
- Mệnh đề chứa biến là dạng giống như một bài toán tìm x. Với mỗi giá trị của x thì cho ta một mệnh đề đúng hoặc sai
- Phủ định của một mệnh đề là câu nói có ý ngược lại với câu nói ban đầu
- Mệnh đề kéo theo có dạng là từ giả thiết đi đến kết luận bài toán.
- Mệnh đề đảo thì ngược lại: từ kết luận đi tới giả thiết (nếu đúng)
- Trong một mệnh đề nếu mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo đều đúng thì gọi là mệnh đề tương đương
- Kí hiệu ∀ dùng khi nói tất cả các giá trị của một tập hợp nào đó. Kí hiệu ∃ dùng khi nói về một giá trị thuộc một tập hợp nào đó.
- Bài tập mệnh đề gồm có:
- Bài tập về mệnh đề chứa biến
- Các phép toán về mệnh đề
BÀI TẬP MỆNH ĐỀ
Mệnh đề toán học là bài quan trọng trong chương trình toán kể từ khi "mình quen nhau". Bởi vì trong các bài toán luôn yêu cầu các bạn phải đi tới kết luận dựa trên các mệnh đề đúng. Sau này học rồi biết giờ nói cũng chẳng có biết được đâu Bài tóm tắt đơn giản nhất của ad về mệnh đề toán học rồi đấy, không hiểu thì comment để ad cải thiện cho dễ hiểu hơn. Còn nữa, đủ 100 lượt share FbooK và 20 lượt share Gâu Gồ ad sẽ post đáp án lên FANPAGE, nhớ theo dõi fanpage để cập nhật đáp án nha. Trong thời gian chờ đáp án thì các bạn co1 thể vào diễn đàn Fezn Plus để hỏi bài với mọi người
Post A Comment:
0 comments: